Nhân sâm Việt Nam

Nhân sâm Việt Nam

Nhân sâm Việt Nam nổi tiếng nhất chính là loại sâm Ngọc Linh loài thân thảo có tên khoa học là Panax vietnamensis thuộc họ Ngũ gia bì. Nhân sâm Việt Nam có những điểm gì nổi bật.

Tìm hiểu nhân sâm Việt Nam

phân biệt sâm ngọc linh rừng
phân biệt sâm ngọc linh rừng

Nhân sâm Việt Nam tuy không nổi tiếng như sâm Hàn Quốc thường chỉ được tiêu dùng trong nước ta nhưng lại được người tiêu dùng khá tin tưởng do có nguồn gốc rõ ràng.

Sâm Việt Nam mọc tập trung trong phạm vi 15 xã huyện vùng núi Ngọc Lĩnh thuộc 2 tỉnh chính là Quảng Nam và Kon Tum. Loại sâm này thường mọc ở độ cao từ 1500m – 2100m trở lên mới đủ điều kiện sinh trưởng phát triển.

Thành phần hoá học

Trong thân rễ và củ nhân sâm Việt Nam có chứa 32 hoạt chất saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammara – thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rễ cây mọc hoang.

Trong đó còn có 7 hợp chất polyaceytylen, 17 acid béo gồm acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic; 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể; 20 nguyên tố vi lượng gồm Fe, Mu, Co, Se, K và các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Ngoài ra, trong thân rễ tươi còn có thành phần daucosterol.

Tính vị và tác dụng của nhân sâm Việt Nam

Nhân sâm Việt Nam có vị đắng, không hề độc hại và có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng khả năng vận động, cải thiện trí nhớ nhưng lại có tác dụng ức chế liều cao đối với hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng chống lại sự mệt mỏi giúp hồi phục thể lực cơ thể, tăng cường sức đề kháng để cơ thể thích nghi với điều kiện sống từ môi trường. Bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm và tăng nội tiết tố sinh dục của nam giới. Nhân sâm Việt Nam có tác dụng kháng viêm, điều hoà hoạt động của tim, hạ cholesterol máu xuống mức ổn định và chống xơ vữa động mạch. Sử dụng nhân sâm thường xuyên còn có tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với loại Streptococcus gây bệnh viêm họng.

Ngoài ra, thân rễ và rễ củ nhân sâm Việt Nam có thể dùng làm thuốc bổ ddeer chống suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng sức chịu đựng và điều hòa hệ thần kinh, hệ tim mạch, giảm đường huyết rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Cách sử dụng nhân sâm Việt Nam tươi

Sâm ngọc linh 10 củ
Sâm ngọc linh

Muốn sử dụng theo cách nào đầu tiên cũng cần rửa sạch củ nhân sâm tươi bằng nước sạch và dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên củ sâm rồi để dưới vòi nước chảy nhẹ rồi lấy khăn sạch lau khô.

Dùng nhân sâm Việt Nam ngâm rượu: bỏ củ sâm để rửa sạch vào bình tráng qua 1 lần rượu rồi đổ đi, sau đó rót rượu 35 – 39 độ theo tỷ lệ tương ứng 100g sâm ngâm với 1 lít rượu, cứ thế mà tăng lên. Rượu để sau 3 tháng mới dùng được, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời, mỗi lần chỉ dùng 15ml.

Nhân sâm ngâm mật ong: đem nhân sâm tươi cắt lát mỏng từ 1 – 1,5 mm rồi bày ra mâm để phơi trong nhà khoảng 30 phút cho bớt hơi nước. Lấy 250ml mật ong bỏ vào bình ngâm với 60g nhân sâm thái có thể dùng được ngay. Nên bảo quản trong tủ lạnh mỗi ngày dùng 5 – 10g và nếu đang điều trị bệnh bất kỳ hoặc mới bị bệnh khỏi cần phục hồi sức khỏe nhanh thì nên dùng từ 15 – 20 g mỗi ngày.

Dùng trực tiếp: cắt lát sâm tươi mỏng ngậm trong miệng đến khi tan ra nhai và nuốt. Cách này vừa đơn giản, tiện lợi lại có thể hấp thụ được hết dưỡng chất có trong nhân sâm.

Vì vậy, nếu không có đủ điều kiện dùng các loại nhân sâm nhập khẩu đắt đỏ và chất lượng cũng ngang nhau thì hãy dùng nhân sâm Việt Nam có nguồn gốc rõ ràng để bồi bổ sức khỏe nhé.

Theo Nhân sâm tươi

Tin tức cập nhật mới nhất các loại nhân sâm : NHÂN SÂM HÀN QUỐC | CÂY SÂM NGỌC LINH

Xem thêm sản phẩm : SÂM NGỌC LINH | SÂM HÀN QUỐC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *