an nhan sam co nong khong

Ăn nhân sâm có nóng không? Các tác dụng phụ của nhân sâm là gì?

Cái tên dược liệu quý hiếm Hàn Quốc đã không còn nhiều người đặt dấu chấm hỏi về tên này ngầm nói đến loại thực vật nào. Đó là nhân sâm, với vô vàn bài viết đã nhắc tới lợi ích cũng như hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Nhưng không vì vậy mà chúng ta quá lạm dụng vào thần dược này. Nhân sâm cũng như thế, nó có mặt lợi và mặt hại của nó. Không ít người thắc mắc ăn sâm có nóng không? Tác dụng phụ của nhân sâm là gì?

Nguồn gốc của nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm là một loại cây lâu năm có chưa nhiều chất dinh dưỡng thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Đông Á. Nhân sâm tươi là sâm sau khi thu hoạch lên thì được giữ nguyên ở hiện trạng trên thân của sâm còn dính lớp đất mỏng. Khi đó hàm lượng dưỡng chất Saponin sterolic, Germanium, Glycoside Panaxin, các vitamin B1, vitamin B2, axit béo, axitamin hội tụ đầy đủ.

nhan sam bat nguon tu dau

Các tác dụng tuyệt vời của sâm tươi Hàn Quốc là gì?

Theo như y học cổ truyền, nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức khả năng miễn dịch, sức đề kháng, tăng cường trí nhớ, kích thích hệ thần kinh trung ương làm việc hiệu quả. Đặc biệt là đối với người có thể chất ốm yếu, cảm thấy mệt mỏi thường xuyên . Sử dụng điều trị một số vấn đề như nhiễm trùng, rụng tóc, căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, và thậm chí cả ung thư.

Ăn nhân sâm có nóng không?

Ăn sâm có nóng không? Ăn sâm mát hay nóng thì xin thưa rằng uống sâm không hề gây nóng nhưng cũng không phải là thực phẩm có chức năng dùng để làm mát và giải nhiệt tốt nhất như mọi người thường truyền tin nhau. Mà đây là thảo dược giúp tăng cường các chức năng, bồi bổ sức khỏe cơ thể , có khả năng bài trừ độc tố để giúp thanh lọc cơ thể có thể giảm bệnh tật, duy trì các chức năng hoạt động hiệu quả hơn.

an nhan sam co nong khong

Ăn sâm đúng cách như thế nào?

Khi đã có đáp án cho câu hỏi ăn sâm có nóng không? thì phần nào chúng ta có thể yên tâm. Và sau đây sẽ mách các bạn một số cách sử dụng nhân sâm đúng cách.

  • Pha trà để uống: nhân sâm thái lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g sâm, cho sâm vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Để khoảng 5 phút sau có thể rót ra uống dần như trà. Có thể thêm nước nóng vào vài lần như vậy, đến khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy sâm ra nhai và nuốt dần.
  • Sâm tán thành bột: Sâm đã khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, dùng bột sâm pha nước ấm uống. Hai cách này thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những người có biểu hiện : người mệt mỏi, hay đổ mồ hôi.
  • Ngậm tan sâm: Sâm thái lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi thấy mềm thì nhai và nuốt dần, ngày sử dụng 3-4 lát như vậy. Cách này phù hợp đối với người mắc bệnh lâu ngày, kém ăn, chức năng hô hấp suy giảm, phổi kém, hay thở gấp.

Nhân sâm tươi Hàn quốc

  • Sắc để uống: nhân sâm cũng thái lát, ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với nước, pha thêm 25 -30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả sâm. Phù hơp với cơ thể bị suy yếu nặng.
  • Nấu với cháo: nhân sâm dùng 3g, thái lát, sắc kỹ qua với nước, sau đó cho thêm gạo và nước sâm vào nấu thành cháo như thường. Phù hợp với những người mắc các chứng bệnh mãn tính,đường tiêu hoá kém và người già cơ thể suy yếu, hệ răng hoạt động kém.

Các tác dụng phụ của sâm là gì?

Không thể phủ định rằng lợi ích mà nhân sâm mang lại cho chúng ta, nhưng bên cạnh nó nếu sử dụng nhân sâm một cách phản khoa học, không đúng liều lượng hoặc quá lạm dụng, những đối tượng không thích hợp sử dụng nhưng vẫn dùng. Thì không thể tránh được những tác dụng phụ từ nhân sâm mang lại cho người dùng.

  • Nhân sâm sử dụng quá liều có thể làm cho đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Những người bị dị ứng với các thành phần có trong nhân sâm có thể bị khó thở, mẩn ngứa, phát ban….
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc thậm chí là không ngủ được, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa, gây ra rất nhiều khó chịu.
  • Vấn đề tim: nhân sâm khiến nhịp tim và huyết áp của cơ thể tăng lên, những người có vấn đề về tim hoặc cao huyết áp, có tiền sử nhồi máu cơ tim không nên dùng nhân sâm.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú bằng sữa mẹ: Dùng nhân sâm trong khi mang thai thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai, và gây dị tật bẩm sinh cho em bé trong bụng. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh vì có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
  • Hạ đường huyết: nhân sâm sử dụng quá liều có thể làm cho đường máu trong cơ thể giảm mạnh
  • Dị ứng: những người bị dị ứng với các thành phần có trong nhân sâm có thể bị khó thở, mẩn ngứa, phát ban…, phản ứng nặng có thể gây tử vong.
  • Viêm mạch máu: dùng nhân sâm với liều cao trong khoảng thời gian dài gây viêm các mạch máu trong não, có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Các tác dụng phụ khác: Sử dụng nhân sâm kéo dài không theo hướng dẫn có thể dẫn đến rối loạn chảy máu, nhịp tim không đều, thị lực suy giảm, ngứa, khô miệng.

Với đội ngũ chăm sóc khách hàng lâu năm và giàu kinh nghiệm, luôn luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, tư vấn, hỗ trợ khách hàng một cách đầy đủ và chi tiết nhất về các sản phẩm khách đang có nhu cầu. Sâm Yến Nhật Minh – chuyên cung cấp các loại sản phẩm như yến sào, nhân sâm các loại, đông trùng hạ thảo, Hươu nhung và các loại thực phẩm chức năng… Tin rằng, sẽ là địa chỉ uy tín để khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Sau bài viết này, hi vọng mọi người có cái nhìn khách quan về nhân sâm, không quá hoang mang vì dĩ nhiên cái gì dùng nhiều và không phù hợp thì sẽ không tốt. Và đặc biệt đã có câu trả lời cho ăn sâm có nóng không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *