Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm như thế nào

Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm như thế nào?

Nhiều người hiện nay chưa phân biệt được nhân sâm tươi và hồng sâm có khác nhau hay không. Đặc biệt là người mới tìm hiểu về nhân sâm. Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm. Sau quá trình hấp sấy theo công nghệ tiên tiến Hàn Quốc, Hồng sâm tăng các hoạt chất Saponin hơn sâm tươi.

Hồng sâm và nhân sâm khác gì nhau không?

Hồng sâm là nhân sâm đã trải qua quá trình hấp và sấy khô theo công thức, có màu đỏ hồng. Sau khi sấy, hồng sâm có thể bảo quản được lâu hơn, ít bị hư hỏng hơn. Hồng sâm là nhân sâm đủ 6 năm tuổi sau khi bóc vỏ, rồi làm nóng tại quá trình hấp khoảng 72 giờ. Nhiệt độ hấp sôi tiêu chuẩn là 100 °C (212 °F).
Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm như thế nào
Sau đó được làm khô bằng cách sấy máy hoặc phơi nắng. Sau đó thường được ướp trong một loại hỗn hợp thảo mộc, để làm rễ trở nên cực kỳ giòn.
Tùy điều kiện chế biến, có thể hấp trong chân không. Hoặc sử dụng lò hấp bằng gạch nung. Sau đó sấy khô hồng sâm để mất hơi nước chỉ còn 14%. Rồi tiếp tục lại đem phơi bằng ánh sáng tự nhiên.

Yếu tố quan trọng khi chế biến nhân sâm thành hồng sâm?

Về tuổi sâm tươi:

Theo các chuyên gia cho biết, để tạo nên hồng sâm, tuổi của nhân sâm là một trong những yêu cầu then chốt nhất. Đặc biệt chỉ những củ nhân sâm đủ 6 năm tuổi mới có thể làm ra hồng sâm chất lượng nhất.
Nếu sâm còn ít tuổi, quá non thì sẽ khiến hồng sâm không đủ tinh chất. Ngược lại, sâm quá già thì sẽ bị “gỗ hóa”. Từ đó, sẽ ảnh hưởng không tốt đến các hoạt chất quý giá trong củ sâm.
Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm như thế nào

Thời gian chế biến:

Trải qua hàng chục giờ tinh chế, khoảng 72h với sự hỗ trợ của nhiệt độ, độ ẩm. Thì nhân sâm sẽ có những sự biến đổi về màu sắc và  hình dạng bên ngoài. Bên trong, những hàm lượng nước giảm, từ đó, phần da và ruột sẽ chuyển thành màu đỏ hoặc vàng nâu sẫm. Và Theo đó thành phần cũng có nhiều biến đổi.

Quy trình cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm chuẩn Hàn Quốc

Chọn sâm tươi

Củ sâm 6 năm tuổi sau khi được thu hoạch sẽ chuyển đi làm sạch đất cát lớp vỏ chết. Cho vào giàn tưới phun nước áp lực làm sạch.
Củ nhân sâm tươi sau khi được làm sạch sẽ được xếp thành hàng trên các giá chứa phơi máy móc cho khô bớt nước. Những củ sâm vẫn được kiểm tra chất lượng để đảm bảo không bị hư hỏng, trộn lẫn tạp chất,…
Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm như thế nào

Hấp cách thủy

Sau khi đã đảm bảo tiêu chuẩn của sâm tươi, sẽ được chuyển vào lò sấy hấp cách thủy. Thời gian hấp sẽ kéo dài đến khi củ nhân sâm chín và chuyển thành màu hồng.

Sấy sâm

Rồi đem đi sấy khô để sâm chuyển thành màu hồng.
Giai đoạn tiếp theo, máy móc sẽ chuyển từng củ sâm theo dây chuyền ra để kiểm tra. Khi đã đạt các tiêu chuẩn theo quy định của nhà sản xuất từ hình dáng cho đến phẩm chất và màu sắc. Tiếp theo sẽ cắt bớt phần rễ củ chỉ để lại phần thân chính.

Tỉa và kiểm tra lại

Sau khi đã cắt tỉa sạch phần rễ củ, thì hồng sâm được cho vào máy ép. Tiếp tục để tạo hình thẳng chuẩn bị cho đóng hộp.
Hồng sâm sau khi đã ép thẳng và sẽ được xếp vào từng hộp. Thứ tự sẽ theo cách quy cách khác nhau về số lượng và trọng lượng. Với mỗi trọng lượng xác định khác nhau, nhà sản xuất sẽ ghi rõ số lượng củ sâm trong hộp là bao nhiêu.
Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm như thế nào

Đóng gói

Bước cuối cùng là cho hộp hồng sâm vào máy hút chân không. Sau đó đóng kín lại trong hộp thiếc rất kín là hoàn thành. Hộp thiếc này được đóng bằng máy dây chuyền, đảm bảo tốc độ và vệ sinh. Nên cho dù hộp sâm có rơi vào nước thì cũng không hề bị ngấm ẩm.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về Cách chế biến nhân sâm thành hồng sâm. Quý khách hàng nếu có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi. Sâm Yến Nhật Minh sẵn sàng hỗ trợ , tư vấn , giải đáp thắc mắc về sản phẩm và giúp quý khách dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho người mới sử dụng. Đồng thời mạng kết cho bạn trải nghiệm hài lòng , chuyện nghiệp và tốt nhất khi mua sản phẩm tại cửa hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *